Giao thông Tân_Kỳ

So với một sốhuyện miền núi phía Tây Nghệ An, huyện Tân Kỳ có hệ thống đường bộ khá pháttriển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa, đápứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Trong hệ thống đường bộ ở Tân Kỳ, có các tuyếnđường chính yếu sau đây:

-Đường Hồ Chí Minh - “con đường huyền thoại” chạy qua Tân Kỳ có chiều dài 38 km cho phépđi từ thị trấn Lạt ra thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc một cách thuận lợi.Nếu đi theo hướng, ngườita có thể dễ dàng đi từ km 0 ở thị trấn Tân Kỳ vào hầu hết các tỉnh phía.

-Đường tỉnh lộ 545 nối Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn, đoạn chạy qua địa phận TânKỳ dài 28 km, nối liền với quốc lộ 7 với quốc lộ 48. Tân Kỳ ngày nay, đi từ km0 về Đô Lương, sau đó có thể ngược lên Anh Sơn, Con Cuông,... theo đường quốclộ 7; hoặc từ đó theo quốc lộ 7 về Diễn Châu đi vào Vinh với chiều dài khoảng100 km. Người ta cũng có thể đi từ Km 0 về Đô Lương, sau đó đi về Nam Đàn, HưngNguyên, Vinh, qua dốc Truông Bồn huyền thoại với tinh thần quả cảm của 13 nữ thanhniên xung phong đã anh dũng ngã xuống trước bom đạn kẻ thù và cả hàng ngànthanh niên xung phong anh dũng bám đường, thông xe trên tuyến đường chiến lượcnối Tân Kỳ - Đô Lương - Nam Đàn - Đức Thọ - Can Lộc,… trong suốt thời kỳ chốngMỹ cứu nước.

-Đường liên xã nối từ huyện lỵ Tân Kỳ đi các xã trên địa bàn, và từ các xã trongvùng, có 11 tuyến, với tổng chiều dài gần 200 km, phần lớn đã được rải nhựa,hoặc bê tông, có chiều rộng từ 4 - 8m đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giaolưu văn hóa, phục vụ sản xuất và khá thuận lợi cho các phương tiện cơ giớichuyên chở hàng hóa, vật liệu xây dựng,… Các tuyến đường này còn đóng vai tròquan trọng trong việc đảm bảo quốc phòng an ninh.

          Vớiphương châm “nhà nước và nhân dân cùnglàm”, trong khoảng 20 năm qua, các tuyến đường liên xã, liên thôn trên địabàn huyện được mở rộng từ 4,5m - 6m, nhiều tuyến đường được bê tông hóa khôngchỉ góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa phát triển mà còn làm thay đổi diện mạonông thôn ở Tân Kỳ. Trong đó, tuyến đường từ thị trấn Lạt lên Cừa, đi vào cácxã vùng cao của huyện thực sự là một huyết mạch giao thông quan trọng.

     Hình ảnh những con đường nhỏ hẹp len lỏigiữa những cánh rừng hay những lối mòn nhỏ, chạy men theo bờ sông Con, men theosườn núi, bờ ruộng nối xã này, xã khác, làng này sang làng khác của 30 - 40 nămtrước đã lùi xa, nếu có, chỉ còn lại trong ký ức của những người cao tuổi. Hệthống giao thông đường bộ đã và đang đóng vai trò thúc đẩy đời sống kinh tế,văn hóa ở Tân Kỳ phát triển và xóa đi hình ảnh một Tân Kỳ xa xôi, hẻo lánh vớibao vất vả, gian truân trước đây trong ký ức của những người từng đặt chân đếnvùng đất này cách đây 30 - 40 năm, tạo nên một dáng vóc mới cho huyện miền núiTân Kỳ trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.